Ấn Độ giáo Quyền_động_vật_trong_tôn_giáo_Ấn_Độ

Ấn Độ giáo tin các thần ở trong các động vật có sự sống và đồ vật vô tri vô giác. Người Naga thờ các vị thần, họ tin là có linh hồn, tin vào thần tạo ra muôn loài trên quả đất. Và Ấn Độ Giáo thờ lạy một thần chánh là Brahman (Đại Linh Quang, Phạm Thiên hay Đại Hồn). Ấn Độ Giáo tin thần chánh ở trong con người và thú vật. Thú vật được coi là thiêng liêng. Riêng con bò là loài thú vật được Ấn Giáo coi là thiêng liêng hơn hết, theo tín ngưỡng Hindu, bò (cái) được coi là con vật thiêng, là biểu tượng của Mẹ–Trái đất, con bò Nandi là vật cưỡi của thần thánh. Kinh Veda có sử dụng hình ảnh của bò và răn dạy việc giáo sĩ Bà-la-môn cấm giết mổ bò ở Ấn Độ.

Tín lý

Người Hindu rất trân quý con bòNữ thần Durga cưỡi hổ

Triết lý bất hại Ahiṃsā không được xem như một nguyên tắc đạo đức ở trong những thánh điển sớm nhất của Bà la môn giáo, mặc dù trong Rig-Veda có đề cập đến việc "không gây hại" và khái niệm này cũng xuất hiện trong một số thánh điển khác như Taittiriya Shakha của Yajur-Veda và Shatapatha Brahmana. Tế lễ muông thú là một trong những sinh hoạt tôn giáo của Bàla môn giáo. Trong Mahabharata và Manusmṛti, tế lễ thú vật và ngay cả việc săn bắn được coi là hợp pháp, cả về phương diện xã hội lẫn tôn giáo, cho dù Mahabharata có nói rằng "không bạo lực là bổn phận đạo đức tối thượng" (ahimsa paramo dharma).

Trong Bà la môn giáo thời kỳ đầu, không gây hại chỉ khu biệt vào một vài nhóm đối tượng chưa phải là đạo đức phổ quát. Dần dần, khái niệm này được phát triển và được áp dụng một cách phổ quát hơn. Trong Chāndogya Upaniṣad thì việc không gây hại đối với tất cả loài vật được xem như là một nguyên tắc cần phải thực hiện, và việc tuân theo nguyên tắc này là một trong các điều kiện cho việc thoát ly vòng luân hồi sanh tử. Về sau, người Ấn giáo xem ahiṃsā như một nguyên tắc đạo đức thật sự cốt yếu, việc tôn trọng và tránh giết hay làm hại chúng sanh khác được xem như một nguyên tắc căn bản trong việc thực hành đời sống tôn giáo, và đây cũng là lý do tại sao nhiều người Hindu đã chọn chế độ ăn chay, hay ít nhất tránh giết hại sinh vật một cách trực tiếp vì nhu cầu ăn uống của mình.

Thuyết luân hồi đã có từ lâu tuy nhiên đi sâu vào thuyết Luân hồi phải là Ấn Độ giáo và Phật giáo, ý tưởng về sự luân hồi qua đầu thai được giới thiệu lần đầu tiên trong Áo nghĩa thư (Upanishad) là những bản kinh về triết lý và tôn giáo được viết bằng tiếng Phạn. Bộ kinh lâu đời Upanishad cho thấy rằng mọi vật đều được sinh ra theo vòng luân hồi chuyển hóa, hình thể sinh vật này được phát sinh là do một hình thể khác kia chuyển qua. Con người phàm trần mắt thịt chỉ thấy mọi sự vật qua hình dáng, biểu tượng bên ngoài mà tưởng rằng cái này khác cái kia. Hình thức cổ xưa của học thuyết tái sanh được hình thành ở Ấn Độ.

Hầu hết các tôn giáo ở Ấn Độ, ngoại trừ Phật giáo đều chấp nhận có một linh hồn bất biến tồn tại trong mỗi con người. Ấn độ giáo chủ trương có một linh hồn (Atman) bất biến, tồn tại sau khi chết, linh hồn này tái sinh vào các cảnh giới khác nhau và chịu sự chi phối của luân hồi. Nghiệp (Karma) là giáo lý quan trọng đối với hầu hết các tôn giáo ở Ấn độ. Ấn Độ giáo cho rằng có hiện tượng luân hồi giữa người và động vật khiến, con người và động vật có thể luân hồi qua lại. Con người sống trên đời tạo ra "Nghiệp". Nếu con người tạo ra nghiệp tốt, sẽ được đầu thai vào chỗ giàu sang danh vọng. Nếu con người tạo ra nghiệp xấu, sẽ bị đầu thai vào chỗ nghèo hèn hay thành thú vật hoặc côn trùng.

Trong Chàndogya Upanishad có nói: "Những người khi ở trần gian này biết cư xử tốt, thì rồi cũng nhanh chóng sẽ được sinh ra ở những đẳng cấp cao như giới Brahman, như Kshatriga, hay là như Vaisya. Nhưng những kẻ ở trần gian này hành động, làm việc tồi tệ, độc ác… thì kiếp sau họ sẽ được sinh ra như sự độc ác mà họ đã cư xử, sinh ra làm con chó, con heo, hoặc làm giới Chandala" là hạng người thấp kém nhất của xã hội, dạng thối tha, bị xã hội ruồng rẫy. Người Ấn Độ Giáo đã nói: Trâu bò có nhiều màu sắc, nhưng tất cả sữa của chúng giống nhau… hệ thống tín ngưỡng khác nhau, nhưng Thượng đế chỉ là một". Theo lời dạy trong bộ kinh này thì con người có linh hồn, linh hồn liên kết với thể xác lúc sống, nhưng khi chết, linh hồn tách rời khỏi thể xác và chịu sự phán xét theo luật tự nhiên. Linh hồn sẽ được sống ở cảnh an lạc hay chịu xử phạt công minh. Ngoài ra còn có cái bản thể của vũ trụ thế giới hồn bao la là Brahman, đó là linh hồn của vũ trụ. Đó là linh hồn của mọi vật. Sai cùng Atman sẽ hòa đồng với Brahman thành một, nghĩa là Linh hồn của vũ trụ thế giới. Trong Upanishad đề cập nhiều đến vấn đề Luân hồi tái sinh. Ở đây từ Moksha được hiểu như sự luân hồi hay vòng luân hồi chuyển tiếp.

Luân hồi

Ấn Độ giáo tin linh hồn của người và thú vật đều phải chịu kiếp luân hồi. Sau một thời gian nơi cõi thượng giới, linh hồn sẽ trở lại thế gian. Một linh hồn từ cõi thượng giới trên đường đi đầu thai, xuống cõi trung giới trước khi đến cõi trần, do sự thu hút từ hồn khóm của một loài thú vật có đặc tính gần giống với cá tính của người ấy, họ có thể bị lôi kéo ra khỏi hành trình, làm chậm trễ một thời gian vô định nơi cõi trung giới, đôi khi ở cõi trung giới họ bị trói buộc và giữ họ kết dính với một hình thể thú vật. Đó là do hậu quả của những hành động độc ác thô bạo, có thể gây nghiệp quả kết nối với thú vật, làm cho người ấy phải chịu khổ sở khủng khiếp.

Theo quan điểm của Ấn Độ giáo, đầu thai không thể giống như sự xuất hiện trở lại của linh hồn hay một người ở trong một cơ thể vật chất, mà đúng hơn là cảm nhận về thế giới chỉ tồn tại như một biểu thị xung quanh nhận thức, và điều này chỉ được duy trì như là một hành động của tâm thức. Theo Adi Shankaracharya, thế giới như chúng ta thường nhận biết nó chỉ là một giấc mơ: phù du và viển vông. Bị kẹt lại trong Luân hồi là kết quả của sự thiếu hiểu biết về bản chất thực sự của sự sinh tồn. Sự tái sanh của một thực thể được xem là phần cốt lõi của sự tồn tại con người (atman hay purusha) ở trong vòng luân hồi bất tận bao gồm nhiều đời sống và thân thể. Sau này, Phật giáo cũng tiếp thu quan niệm Luân hồi trong giáo lý của mình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_động_vật_trong_tôn_giáo_Ấn_Độ //edwardbetts.com/find_link?q=Quy%E1%BB%81n_%C4%91... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_interactions_w... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_uses_of_living...